Sử dụng dịch vụ công trực tuyến là bước tiến mới trong cải cách hành chính, giúp người dân, doanh nghiệp có thể giải quyết thủ tục hành chính ở mọi lúc, mọi nơi, không phải đi lại nhiều lần, không phải xếp hàng, không mất thời gian chờ đợi, tiết kiệm được thời gian, công sức và cắt giảm các chi phí đi lại; tránh được sự nhũng nhiễu, quan liêu, phiền hà của một bộ phận cán bộ, công chức; đồng thời có thể theo dõi, giám sát được tình trạng giải quyết hồ sơ của mình, tăng tính công khai, minh mạch của thủ tục hành chính.
4.1. 25 dịch vụ công thiết yếu của Phụ lục 1 Đề án 06 coi đây là bước đột phá trong thực hiện Đề án 06, bao gồm:
(1) Xác nhận số Chứng minh nhân dân khi đã được cấp thẻ Căn cước công dân;
(2) Cấp lại, đổi thẻ căn cước công dân;
(3) Đăng ký thường trú;
(4) Đăng ký tạm trú;
(5) Khai báo tạm vắng;
(6) Thông báo lưu trú;
(7) Đăng ký, cấp biển số mô tô, xe gắn máy;
(8) Thu tiền nộp phạt xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ qua thiết bị ghi hình (phạt nguội);
(9) Đăng ký khai sinh;
(10) Đăng ký khai tử;
(11) Đăng ký kết hôn;
(12) Cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung hộ chiếu phổ thông;
(13) Thủ tục làm con dấu mới và cấp Giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu;
(14) Thủ tục làm con dấu thu nhỏ, dấu nổi, dấu xi và cấp Giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu con dấu;
(15) Liên thông đăng ký khai sinh đăng ký thường trú - cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi;
(16) Liên thông đăng ký khai tử - Xóa đăng ký thường trú – Trợ cấp mai táng phí;
(17) Tích hợp tính giảm trừ mức đóng trong gia hạn thẻ bảo hiểm y tế theo hộ gia đình;
(18) Đăng ký thuế lần đầu, đăng ký thay đổi thông tin đăng ký thuế đối với người nộp thuế là hộ gia đình, cá nhân;
(19) Đăng ký biến động về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất do thay đổi thông tin về người được cấp Giấy chứng nhận (đổi tên hoặc giấy tờ pháp nhân, giấy tờ nhân thân, địa chỉ);
(20) Cấp đổi, cấp lại giấy phép lái xe;
(21) Đăng kí dự thi tốt nghiệp THPT quốc gia và xét tuyển đại học, cao đẳng;
(22) Cấp phiếu lý lịch tư pháp;
(23) Giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp;
(24) Cấp điện mới từ lưới điện hạ áp (220/380V) (Thí điểm cơ chế kết nối, chia sẻ dữ liệu trong dịch vụ cung cấp điện);
(25) Thay đổi chủ thể hợp đồng mua bán điện (Thí điểm cơ chế kết nối, chia sẻ dữ liệu trong dịch vụ cung cấp điện).
4.2. Điều kiện để thực hiện dịch vụ công trực tuyến
- Công dân phải được cấp số định danh cá nhân;
- Có thuê bao điện thoại di động chính chủ;
- Tài khoản ngân hàng (không bắt buộc);
- Sử dụng máy tính hoặc điện thoại thông minh có kết nối Internet.
Đối với công dân dưới 14 tuổi thì cấp định danh điện tử theo cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ.
* Trước mắt trong năm 2022, CATP tập trung các giải pháp thực hiện có hiệu quả 25 dịch vụ công thiết yếu nêu trên, hiện Công an thành phố đã ban hành Kế hoạch tiếp tục cấp CCCD gắn chip điện tử cho toàn bộ công dân trên địa bàn, kết hợp tổ chức cấp tài khoản định danh điện tử cho người dân để thực hiện các thủ tục dịch vụ công trực tuyến. Do vậy, đề nghị người dân và doanh nghiệp tích cực tham gia làm CCCD gắn chip điện tử, tài khoản định danh điện tử (trên ứng dụng VNEID) để giao dịch nhằm mang lại lợi ích cho công dân, doanh nghiệp và thúc đẩy phát triển Chính phủ số, xã hội số, công dân số.
Công an thành phố đề nghị công dân khẩn trương liên hệ với cơ quan Công an để được cấp tài khoản định danh điện tử. Từ ngày 16/3/2022 Công an quận, huyện, thành phố Thủ Đức đã tổ chức cấp tài khoản định danh điện tử cho công dân, kết hợp với cấp CCCD tại trụ sở Công an quận, huyện, thành phố Thủ Đức; sắp tới để tạo điều kiện thuận lợi cho công dân, Công an thành phố sẽ triển khai cấp định danh điện tử cho công dân tại Công an phường, xã, thị trấn theo chỉ đạo của Bộ Công an.